Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1139/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Hội đồng thẩm định Bộ tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1138/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” trong năm 2024. | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1130/QĐ-UBND về việc công bố 05 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ, gồm 03 thủ tục hành chính mới ban hành và 02 thủ tục hành chính bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1129/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 5. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1128/QĐ-UBND về việc công bố 03 nhóm thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực hộ tịch, đăng ký thường trú và bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1127/QĐ-UBND về việc thay đổi 02 Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1122/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2023 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1117/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Quận 12 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1116/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Châu Văn Liêm, Quận 6 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1115/QĐ-UBND về công nhận Trường Tiểu học Bàu Sen, Quận 5 là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. |

Kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 - 2015

Ngày 04/7/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 3274/KH-UBND hành động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể như sau:


* MỤC TIÊU


- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 1% vào năm 2015 và không tăng sau năm 2015.


- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV mới trong cộng đồng dân cư dưới 0,08% vào năm 2015.


- Góp phần giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế của xã hội.


* CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN


1. Nhóm giải pháp về chính sách:


a) Tổ chức triển khai, phổ biến rộng rãi Luật phòng, chống HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật về HIV/AIDS, quán triệt các chủ trương, chỉ đạo của thành phố đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS.


b) Nghiên cứu đề xuất, xây dựng và ban hành các chính sách và cơ chế đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là:


(1) Chính sách xã hội hóa các hoạt động phòng chống AIDS như: đóng góp của nhóm đối tượng ở Chương trình can thiệp giảm tác hại, Chương trình hỗ trợ điều trị nghiện, điều trị thay thế và tái hòa nhập cộng đồng, Chương trình tham vấn xét nghiệm tự nguyện, Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Chương trình chăm sóc hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS; Chương trình tăng cường năng lực và sự tham gia của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong việc xây dựng chính sách và thực hiện các hoạt động dự phòng, chăm sóc HIV/AIDS.


(2) Chính sách thu hút nguồn nhân lực, xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS của các ngành, các cấp, đăc biệt là cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS và điều trị nghiện;


(3) Chính sách khuyến khích, hỗ trợ thuế các doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ hoạt động phòng chống AIDS và sử dụng lao động là người nhiễm HIV, người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.


2. Nhóm giải pháp tổ chức, nhân lực:


a) Củng cố tổ chức Ủy ban phòng chống AIDS thành phố và tổ chức phòng chống AIDS các ngành, các cấp. Tổ chức lại các Tiểu ban chuyên môn kỹ thuật và các Hội đồng Khoa học trực thuộc Ủy ban phòng chống AIDS thành phố. Tăng dần biên chế cán bộ cho Văn phòng Thường trực và hệ thống phòng chống AIDS thành phố.


b) Phát triển mạng lưới và nhân sự cho hoạt động phòng chống AIDS tuyến phường, xã, thị trấn để có thể đảm nhiệm khối lượng lớn công việc sẽ được phân cấp triển khai ở tuyến phường, xã trong thời gian tới, bao gồm điều trị ARV, chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.


c) Tăng cường công tác huấn luyện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phòng chống AIDS các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở, phường, xã, thị trấn. Phối hợp với các Trường Đại học Y và Khoa Xã hội học của các trường Đại học trong việc lồng ghép giảng dạy, đào tạo về HIV/AIDS. Nghiên cứu, hình thành tổ chức để đảm nhận việc và đào tạo về HIV/AIDS .


3. Nhóm giải pháp về phối hợp liên ngành, xã hội hóa:


a) Tiếp tục kiện toàn hệ thống phòng, chống AIDS, củng cố cơ chế lồng ghép, phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống HIV/AIDS của thành phố. Các Sở-ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện và phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS theo chức năng và nhiệm vụ. Ủy ban phòng chống AIDS thành phố và Văn phòng Thường trực đóng vai trò điều phối và hỗ trợ kỹ thuật.


b) Tăng cường việc kết nối với các mạng lưới sẵn có của các sở, ban ngành và lồng ghép phù hợp với các hoạt động của các mạng lưới này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và đảm bảo tính bền vững của hoạt động phòng chống AIDS. Kết nối và lồng ghép chương trình phòng chống AIDS với các chương trình chăm sóc sức khỏe của mạng lưới y tế để triển khai các hoạt động liên quan như như tham vấn xét nghiệm tự nguyện, phòng lây truyền mẹ con, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, chăm sóc điều trị.
c) Xây dựng, thí điểm và hoàn thiện các mô hình xã hội hóa từng phần hoặc toàn phần tùy nhóm đối tượng ở các Chương trình can thiệp giảm tác hại, Chương trình hỗ trợ điều trị nghiện và tái hòa nhập cộng đồng, Chương trình tham vấn xét nghiệm tự nguyện, Chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Chương trình chăm sóc điều trị bệnh nhân AIDS.


4. Nhóm giải pháp về dự phòng:


a) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng đẩy mạnh vai trò của Đài truyền hình thành phố, Đài tiếng nói nhân dân thành phố và sự chủ động của tuyến cơ sở triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho người dân, chú trọng các nhóm đối tượng ưu tiên. Nội dung tuyên truyền nhằm giới thiệu, quảng bá các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS và tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là hoạt động can thiệp giảm tác hại. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng khác nhau, nghiên cứu triển khai bổ sung việc truyền thông qua hệ thống Internet. Huy động nguồn lực cho công tác truyền thông, đặc biệt là sự tham gia, đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người dân, kể cả những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV và gia đình họ.


b) Tăng cường hoạt động can thiệp giảm tác hại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao bằng nhiều phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, bao gồm các hoạt động dự phòng tích cực cho người đã nhiễm HIV. Tiếp tục củng cố kiện toàn và tăng cường huấn luyện cho mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng có đủ năng lực tiếp cận, giáo dục và hỗ trợ đối tượng thay đổi hành vi. Song song với việc phát triển mạng lưới cộng tác viên, giáo dục viên là sinh viên, cán bộ các Sở-ngành, đoàn thể, Hội… để hỗ trợ việc tiếp cận với các nhóm đối tượng đặc thù riêng; nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu để tiếp cận các nhóm đối tượng hiện còn khó tiếp cận (nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, nghiện chích ma túy…). Duy trì việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí qua mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng, cộng tác viên và giáo dục viên cho những đối tượng không có khả năng tiếp cận kênh thị trường. Đẩy mạnh chương trình 100% bao cao su tại các nhà hàng khách sạn, các tụ điểm vui chơi giải trí nhạy cảm. Thúc đẩy, hỗ trợ nhằm đa dạng hóa các hoạt động phân phối phương tiện phòng lây nhiễm HIV trên thị trường như máy bán bao cao su, bán bao cao su trợ giá, nhà thuốc tây thân thiện mở cửa thêm giờ…


c) Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện chương trình tư vấn, điều trị nghiện. Xây dựng nhiều loại hình điều trị cai nghiện tại cộng đồng để người nghiện ma túy có thể lựa chọn giải pháp cai nghiện phù hợp với bản thân. Mở rộng chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của các thuốc điều trị cai nghiện khác như Naltrexone, Buprenophine, đặc biệt Buprenophine cho người nghiện ma túy đang điều trị cùng lúc bằng ARV và thuốc chống lao. Bổ sung các liệu pháp vào các chương trình cai nghiện hiện nay như liệu pháp gia đình, chương trình 12 bước, quản lý theo thưởng phạt...


d) Củng cố kiện toàn mạng lưới tham vấn xét nghiệm HIV theo từng loại mô hình tiếp cận khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng tham vấn cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao hiện có tại cộng đồng, tại các trung tâm giáo dục dạy nghề lao động xã hội (trung tâm 05, 06) và phòng tham vấn xét nghiệm lưu động.


đ) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham vấn và từng bước lồng ghép hoạt động tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện thành hoạt động thường quy tại các cơ sở y tế (hệ thống sản khoa, da liễu, lao). Hoàn thiện quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật và thúc đẩy hình thành các phòng tham vấn xét nghiệm HIV theo đúng chuẩn kỹ thuật tại các bệnh viện đa khoa trong và ngoài công lập, các cơ sở xã hội theo mô hình xã hội hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của người dân.


e) Kiện toàn, nâng cao chất lượng để giữ vững các thành quả của chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Củng cố, đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với các ban ngành đoàn thể liên quan để nâng cao hơn nữa hiệu quả của chương trình. Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục về HIV/AIDS cũng như quảng bá rộng rãi hiệu quả của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhằm vận động phụ nữ mang thai đến khám thai và xét nghiệm HIV sớm trong thời kỳ tiền sản bằng nhiều biện pháp khác nhau (qua kênh truyền hình; truyền thông trực tiếp cho phụ nữ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà trọ, các cơ sở dịch vụ giải trí nhạy cảm; lồng ghép với các buổi truyền thông trực tiếp của các chương trình sức khỏe như chương trình sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng..). Đẩy mạnh các hoạt động nhằm giảm tình trạng mất dấu trẻ sanh ra từ bà mẹ nhiễm HIV như tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở sản khoa với các cơ sở nhi khoa và các dịch vụ khác trong việc chuyển tiếp và theo dõi chăm sóc tiếp tục trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV; phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên cập nhật hướng dẫn chuyển gởi phù hợp với các dịch vụ hiện có tại địa phương; tăng cường đào tạo cho nhân viên y tế tại tất cả các tuyến bao gồm cả phường, xã, thị trấn, về chăm sóc nuôi con sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV; tăng cường sự phối hợp giữa nhân viên y tế và nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý xã hội cho những thai phụ nhiễm HIV.


5. Nhóm giải pháp về chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và giảm tác động của dịch:


a) Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và năng suất hoạt động của mạng lưới chăm sóc điều trị HIV/AIDS. Triển khai thí điểm mô hình quản lý, chăm sóc điều trị bao gồm cả điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS tại trạm y tế phường, xã , thị trấn và sau đó sẽ đúc kết, nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố. Thành lập và duy trì các phòng khám lưu động nhằm cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS cho những địa bàn chưa có phòng khám ngoại trú hoặc quá xa các phòng khám ngoại trú hiện có, kể cả trong các trung tâm cai nghiện, trại tạm giam. Đưa dần bệnh nhân ngoại tỉnh đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh về địa phương thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế các tỉnh, trước mắt là hỗ trợ cho 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Nai (có nhiều bệnh nhân đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh).


b) Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối xây dựng và triển khai các chương trình chăm sóc hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tăng cường việc triển khai các hoạt động chăm sóc hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS tại nhà. Tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa mạng lưới chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và mạng lưới chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế. Thúc đẩy phát huy vai trò của Hội phòng chống AIDS trong việc huy động nguồn lực và liên kết các nguồn lực, các nhóm hỗ trợ xã hội, từ thiện, các nhóm tự lực trong công tác chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho người nhiễm HIV/AIDS (Dinh dưỡng, pháp lý, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình, vận động trẻ nhiễm HIV đến trường…). Kết nối các dịch vụ cộng đồng và dịch vụ tại cơ sở y tế để tối đa hóa sự tiếp cận và chất lượng các dịch vụ y tế xã hội.


6. Thực hiện 9 chương trình hành động phòng, chống AIDS:


- Chương trình Thông tin - Giáo dục - Truyền thông.


- Chương trình Can thiệp giảm tác hại.


- Chương trình Hỗ trợ điều trị nghiện và tái hòa nhập cộng đồng.


- Chương trình Phòng lây truyền mẹ con.


- Chương trình Tham vấn xét nghiệm HIV.


- Chương trình Chăm sóc hỗ trợ.


- Chương trình Chăm sóc điều trị.


- Chương trình Đảm bảo an toàn truyền máu.


- Chương trình Theo dõi, đánh giá.


- Chương trình Tổ chức và nhân lực.

 

Lam Điền