Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng cấp Thành phố xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 và Tổ giúp việc cho Hội đồng | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5176/QĐ-UBND về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5174/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5173/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5170/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5168/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. |

Đề án Kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 18/9/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4830/QĐ-UBND về ban hành Đề án Kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:


* Mục tiêu Đề án:


Mục tiêu của Đề án là nghiên cứu mô hình tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân; nhận xét, đánh giá kết quả đã đạt được, những mặt hạn chế về công tác tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới.


* Phạm vi Đề án:


- Đánh giá tổng quan về tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phân tích những mặt làm được, những mặt hạn chế và nguyên nhân.


- Đề xuất phương án cụ thể về mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp (từ cấp xã đến cấp thành phố).


NỘI DUNG KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN TIẾP CÔNG DÂN CÁC CẤP


* CẤP XÃ


+ Về mô hình tổ chức, biên chế:


Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm phụ trách công tác tiếp công dân. Tùy vào đặc điểm tình hình của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian trực và giải quyết kiến nghị của công dân của công chức Tư pháp - Hộ tịch, đảm bảo theo Quy chế tiếp công dân do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.


+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp công dân:


- Tiếp công dân thường xuyên; tham gia hòa giải cơ sở; tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.


- Đề xuất, bố trí lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Điểm a, Khoản 1, Điều 61 Luật Khiếu nại.


- Mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung công dân trình bày, phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị.


- Giải thích, từ chối tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền hoặc những vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.


- Trả kết quả xử lý đơn và văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.


* CẤP HUYỆN


+ Về mô hình tổ chức:


Tiếp tục duy trì mô hình “Tổ Tiếp công dân” trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận - huyện.


+ Biên chế và hoạt động:


- Biên chế: Tổ Tiếp công dân có biên chế từ 03 đến 05 cán bộ chuyên trách (tùy theo tình hình thực tế ở địa phương-mật độ dân số và mật độ dự án có thu hồi đất).


- Tổ chức hoạt động: Tổ Tiếp công dân do Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện phụ trách chung (tùy theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện), chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.


+ Chức năng:


Tổ Tiếp công dân có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.


+ Nhiệm vụ, quyền hạn:


1. Nhiệm vụ:


- Tổ chức tiếp công dân, ghi nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; giải thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.


- Đầu mối tiếp nhận, xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đúng thời hạn luật định và đúng theo quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.


- Tổng hợp, báo cáo, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi và quản lý quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết các đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.


- Đề xuất lịch để Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu, khiếu nại, tố cáo; dự thảo nội dung kết luận hoặc thông báo truyền đạt nội dung kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tại các buổi tiếp công dân.


- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và cá nhân thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.


- Định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn; kết quả thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.


2. Quyền hạn:


- Phối hợp với các phòng - ban liên quan bố trí lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Điểm b, Khoản 1, Điều 61 Luật Khiếu nại.


- Yêu cầu các phòng - ban có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tổng hợp, báo cáo và tiếp công dân của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện.


- Kiểm tra, đôn đốc phường - xã, phòng - ban trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân, xử lý đơn trên địa bàn và các kết luận chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện.


- Phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an địa phương lập biên bản vi phạm, buộc những người có hành vi kích động gây rối, không chấp hành nội quy của trụ sở tiếp công dân ra khỏi trụ sở hoặc đề nghị Thủ trưởng cơ quan Công an địa phương có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.


- Đề xuất khen thưởng, xử lý đối với cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn.


III. CẤP SỞ


+ Về mô hình tổ chức:


1. Đối với Thanh tra thành phố: Giữ nguyên Phòng Tiếp công dân và xử lý đơn như hiện nay (theo Điểm c, Khoản 1, Điều 7 Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh).


2. Đối với các Ban trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố: Bố trí công chức kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn.


3. Đối với các Sở quản lý Nhà nước: Giám đốc sở chịu trách nhiệm thành lập Tổ Tiếp công dân trực thuộc Thanh tra Sở để đảm bảo công tác tiếp công dân đạt hiệu quả.


+ Biên chế và hoạt động:


- Biên chế: Tổ Tiếp công dân có biên chế từ 03 đến 07 cán bộ chuyên trách (do Giám đốc sở quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ công tác được giao).


- Tổ chức hoạt động: Chánh Thanh tra sở trực tiếp phụ trách chung về công tác tiếp công dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc sở.


+ Chức năng:


Tổ Tiếp công dân là bộ phận tham mưu, giúp Giám đốc sở tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.


+ Nhiệm vụ, quyền hạn:


1. Nhiệm vụ:


- Tiếp công dân thường xuyên, ghi nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; giải thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.


- Đầu mối tiếp nhận, xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở đúng thời hạn luật định và đúng theo Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.


- Tổng hợp, báo cáo, giúp Giám đốc sở theo dõi và quản lý quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết các đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở.


- Bố trí lịch để Giám đốc sở tiếp công dân phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu, khiếu nại, tố cáo; dự thảo nội dung kết luận hoặc thông báo truyền đạt nội dung kết luận, chỉ đạo của Giám đốc sở tại các buổi tiếp công dân.


- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và cá nhân thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của Giám đốc sở có liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.


- Trả kết quả xử lý đơn và văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.


2. Quyền hạn:


- Phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc sở theo Điểm d, Khoản 1, Điều 61 Luật Khiếu nại.


- Yêu cầu các phòng - ban có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tổng hợp, báo cáo và tiếp công dân của Giám đốc sở.


- Kiểm tra, đôn đốc phòng - ban trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn và các kết luận chỉ đạo của Giám đốc sở.


- Đề xuất khen thưởng, xử lý đối với cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn.


IV. VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ


+ Về mô hình tổ chức:


Giữ nguyên tên gọi Văn phòng Tiếp công dân thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.


+ Tổ chức hoạt động:


- Văn phòng Tiếp công dân thành phố làm việc theo chế độ thủ trưởng, do Chủ nhiệm phụ trách chung; có các Phó Chủ nhiệm giúp việc và các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ.


- Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Chủ nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố và Giám đốc Sở Nội vụ.


- Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố được quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các phòng theo phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.


- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tiếp công dân thành phố và tình hình thực tế, trong quá trình chỉ đạo điều hành hoạt động, sau khi trao đổi thống nhất với Sở Nội vụ, Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố có quyền quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các Phòng chức năng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ.


+ Vị trí, chức năng:


- Văn phòng Tiếp công dân thành phố là cơ quan tham mưu, giúp Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.


- Là cơ quan tiếp công dân thường xuyên để hướng dẫn, tiếp nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, chuyển giao vụ việc đến cơ quan tham mưu thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết và chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết của các cơ quan tham mưu, báo cáo kết quả tiến độ giải quyết đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; trả kết quả xử lý đơn và văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.


- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.


- Trụ sở của Văn phòng Tiếp công dân thành phố đặt tại số 15, đường Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.


+ Nhiệm vụ, quyền hạn:


1. Nhiệm vụ:


- Tổ chức tiếp công dân thường xuyên để ghi nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; giải thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.


- Tiếp nhận, xử lý đơn thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.


- Bố trí lịch tiếp công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố.


- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố đối với cơ quan có liên quan đến đơn của công dân.


- Đầu mối tiếp nhận, xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, quản lý quá trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo đúng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và đúng theo Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


- Trả kết quả xử lý đơn và văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo (theo Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn của Ủy ban nhân dân thành phố).


- Đề xuất lịch và chuẩn bị nội dung để Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân định kỳ mỗi tháng 01 ngày theo Điểm c, Khoản 1, Điều 61 Luật Khiếu nại hoặc tiếp công dân đột xuất tại trụ sở Văn phòng Tiếp công dân thành phố; thông báo truyền đạt nội dung kết luận, chỉ đạo tại các buổi tiếp công dân để các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện.


- Theo dõi, đôn đốc các tổ chức và cá nhân về kết quả thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.


- Tổ chức công bố các quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân công trong quyết định giải quyết khiếu nại.


- Định kỳ 06 tháng/lần, tổ chức giao ban với một số sở - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận - huyện về công tác tiếp công dân, xử lý đơn trên địa bàn thành phố.


- Định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo đến Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn; kết quả thực hiện kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan.


2. Quyền hạn:


- Yêu cầu lãnh đạo các sở, quận, huyện và các đơn vị, cá nhân có liên quan chuẩn bị nội dung, cung cấp hồ sơ phục vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tiếp công dân để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hoặc cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tiếp công dân, xử lý đơn.


- Kiểm tra, đôn đốc Thủ trưởng các cơ quan nhà nước trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do Văn phòng Tiếp công dân thành phố chuyển đến.


- Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khi tiếp công dân.


- Phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra việc bố trí, sử dụng nhân sự tiếp công dân tại các sở, quận - huyện.


- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan Công an địa phương có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với những người đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối, mất trật tự làm ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố hoặc có hành vi tụ tập để kích động, xúi giục người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật.


- Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng, xử lý đối với cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện quy chế tiếp công dân và xử lý đơn; xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố ý trì hoãn việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

 

Lam Điền