Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020”

Ngày 31/01/2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 448/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020”, cụ thể như sau:


* Mục tiêu chung


Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh, triển khai chương trình dạy và học tiếng Anh mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, để đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và các trường chuyên nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.


* Nhiệm vụ: 


1. Thực hiện chương trình đào tạo tiếng Anh bắt buộc ở cấp học phổ thông theo khung trình độ của Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:


- Phấn đấu tất cả học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều được học tiếng Anh trong nhà trường với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng thực tế trong xã hội theo từng cấp độ tương ứng với lớp học và chuẩn quốc tế. Cụ thể đạt các bậc trình độ như sau:


+ Tốt nghiệp tiểu học: đạt cấp độ A1.


+ Tốt nghiệp trung học cơ sở : đạt cấp độ A2.


+ Tốt nghiệp trung học phổ thông: đạt cấp độ B1.


- Triển khai thực hiện chương trình dạy và học tiếng Anh cho các môn khoa học tự nhiên.


2. Triển khai đào tạo theo chương trình tiếng Anh mới đối với giáo dục chuyên nghiệp: Mức độ đạt trình độ tối thiểu tương đương B1 sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chương trình đào tạo tiếng Anh có thể áp dụng theo một số chương trình khác nhau, phù hợp với các đối tượng người học có kiến thức phổ thông hoặc trình độ khác nhau để sau khi tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp học sinh đạt trình độ giao tiếp thành thạo và đọc hiểu tài liệu chuyên môn liên quan đến ngành nghề đào tạo.


3. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo tiếng Anh đối với giáo dục thường xuyên: Chương trình đào tạo tiếng Anh áp dụng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải phù hợp nhu cầu đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học, có tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy. Chương trình đào tạo tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải bảo đảm yêu cầu nội dung, chất lượng, trình độ năng lực sử dụng tiếng Anh của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.


4. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong việc dạy và học tiếng Anh: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo tiếng Anh, xây dựng dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn tiếng Anh; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo môn tiếng Anh.


5. Đảm bảo học sinh mầm non 5 tuổi được làm quen với tiếng Anh trước khi vào lớp 1.



* Hoàn thiện và nâng cao các chương trình hiện có:


1. Chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo:


a) Quy mô lớp, học sinh: Tập trung chọn bậc tiểu học triển khai đại trà với nhiệm vụ mũi nhọn đột phá và cuốn chiếu đi dần lên bậc học cao hơn ở những năm tiếp theo.


b) Xây dựng biên chế lớp học mới:


- Phấn đấu đến 2015, 100 % các lớp học 02 buổi/ngày với sĩ số bình quân học sinh/lớp đạt Tiểu học: 35 học sinh/lớp; Trung học cơ sở: 40 học sinh/lớp; Trung học phổ thông: 40 học sinh/lớp; Trung cấp chuyên nghiệp: 45 học sinh/lớp, đồng thời đảm bảo 02 giáo viên 01 lớp trong giờ học ngoại ngữ. Để thực hiện giải pháp này nhà trường cần phải có thêm số phòng học, đồng thời phải có gấp đôi số giáo viên dạy tiếng Anh.


- Triển khai thực hiện:


Triển khai điểm ra diện đại trà ở từng ngành học, bậc học. Tập trung ở các trường chất lượng cao và những nơi có điều kiện thực hiện giai đoạn 2011- 2015 và triển khai đại trà giai đoạn 2016 - 2020;


Về giáo viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng dạy từ các nguồn như sau:


+ Số giáo viên tiếng Anh hiện có, nếu thiếu giải quyết dạy giờ phụ trội và có chế độ chính sách phù hợp tăng thêm.


+ Giáo viên thỉnh giảng (lưu ý tăng số lượng giáo viên bản ngữ).


+ Các trường Đại học.


c) Đổi mới phương pháp dạy học:


- Xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh. Phấn đấu đến cuối năm 2014, tất cả giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn.


Từ nay đến hết năm 2014, tổ chức khảo sát toàn bộ giáo viên dạy tiếng Anh theo chuẩn. Các giáo viên sau khảo sát nếu không đạt chuẩn sẽ được tổ chức đào tạo lại.


- Tổ chức Câu lạc bộ tiếng Anh:


+ Khối trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp: sinh hoạt theo cụm.


+ Khối quận - huyện: sinh hoạt tại các Trường bồi dưỡng giáo dục quận - huyện.


Để sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh sinh động, tạo điều kiện cho đội ngũ dạy tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe tốt và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cần tập trung:


+ Phát huy giáo viên bản ngữ và lực lượng giáo viên đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn, bồi dưỡng trước đây làm nòng cốt trong hoạt động chuyên môn.


+ Trang bị thêm công cụ máy vi tính, mạng Internet, xây dựng thư viện.


d) Đầu tư trang thiết bị:


Đầu tư, tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp phục vụ tốt cho công tác giảng dạy tiếng Anh. Cụ thể:


+ Củng cố, nâng cấp và xây thêm phòng học tiếng.


+ Trang bị thêm bảng từ, màn hình đa chức năng, máy tính học tiếng Anh.


đ) Đổi mới phương pháp thi cử:


Đổi mới phương pháp kiểm tra nghe, nói, đọc, viết.


e) Những thách thức, khó khăn:


Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông là vấn đề hết sức khó khăn với những thách thức như sau:


- Phải giảm sĩ số học sinh/lớp.


- Cần phải tăng thêm số phòng học và đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh tương đối nhiều.


- Cần tăng cường thêm trang thiết bị và nguồn kinh phí để thực hiện.


2. Chương trình tăng cường tiếng Anh của Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh với nhiều hình thức linh hoạt phát triển và nhân rộng thêm chương trình này:


a) Về chương trình:


- Giảng dạy và đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, để thực hiện theo đúng Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


- Phương pháp giảng dạy và đánh giá được xuyên suốt và thống nhất từ lớp 1-12.


- Việc dạy học và tổ chức thi chú trọng đến việc phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (Nghe, Nói, Đọc và Viết), tập trung vào việc giảng dạy theo hướng giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm.


- Thực hiện đánh giá kết quả học tập khách quan thông qua các chương trình thi tiếng Anh của các tổ chức khảo thí quốc tế, đảm bảo tính công bằng, chính xác.


- Tập trung đầu tư dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh


- Tuyển sinh vào lớp 1 được thực hiện theo hướng mở rộng (không khảo sát đầu vào), và có sự kiểm tra và theo dõi trong suốt 12 năm học nhằm đảm bảo các học sinh khi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt được cấp độ B2.


b) Phương thức thực hiện:

Cấp học
Lớp
Thời lượng học
Tiêu chí đánh giá
Khung chuẩn theo QĐ 1400
Tiểu học
1
8 tiết/tuần
280 tiết/năm
 
A0
2
Starters*
3
8 tiết/tuần
280 tiết/năm
 
A1
4
Movers*
5
Flyers*
A2
Trung học cơ sở
6
5 tiết/tuần
175 tiết/năm
 
7
KET*
 
8
 
B1
9
PET*
Trung học phổ thông
10
 
B2
11
FCE*
12
 
CAE*/ IELTS*/ TOEFL
B2+/C1

 

* FCE là hệ thống các kỳ thi tiếng Anh của Hội Đồng Khảo Thí Tiếng Anh Đại Học Cambridge (Cambridge ESOL), sáng lập viên của Hiệp Hội Khảo Thí Châu Âu (ALTE), tổ chức ban hành Khung Chuẩn Châu Âu dã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng làm chuẩn Khung năng lực ngoại ngữ.


c) Phân bố chương trình và các kỹ năng đạt được

 

Lớp
Các kiến thức đạt được
Tiêu chí đánh giá
Lớp 1 & 2
Có thể vận dụng một lượng mẫu câu rất hạn chế, được dùng đi dùng lại thường xuyên, giới hạn trong những tình huống rất cụ thể, chẳng hạn trong môi trường học đường
 
Học sinh thi Starters vào cuối năm lớp 2. Nếu đạt được từ 80% điểm trở lên sẽ được chuyển tiếp vào giai đoạn 2. Nếu không đạt sẽ được chuyển sang chương trình học chính khóa.
Lớp 3 & 4
Có thể giao tiếp đơn sơ, hỏi hoặc trả lời những câu đơn giản trong những tình huống cần thiết hoặc về những đề tài rất quen thuộc (hỏi và trả lời về bản thân, nơi trú ngụ, những người hoặc vật xung quanh)
Học sinh thi Movers vào cuối năm lớp 4.
Lớp 5
Có thể giao tiếp trong những tình huống xã hội thông thường (chào hỏi, hỏi về sức khỏe, hỏi và trả lời câu hỏi về những hoạt động ở trường và trong thời gian rảnh, bàn luận về những điều sắp làm, những nơi sẽ đi, lập kế hoạch, đưa ra và chấp thuận lời mời)
Học sinh thi Flyers vào cuối năm lớp 5. Nếu đạt được từ 80% điểm trở lên sẽ được tuyển thẳng vào chương trình tiếng Anh tăng cường lớp 6
Lớp 6 & 7
Hiều được các câu hỏi và những hướng dẫn đơn giản, trình bày những ý kiến và nhu cầu cơ bản, hoàn thành các mẫu đơn và những đoạn văn ngắn, viết thư hoặc bưu thiếp đơn giản lien quan đến thông tin cá nhân
Học sinh thi KET vào cuối năm lớp 7. Nếu đạt được từ 70% điểm trở lên (Pass hoặc Pass with Merit) thì sẽ tiếp tục lên học lớp 7 chương trình tiếng Anh tăng cường.
Lớp 8 & 9
Hiểu được những điểm chính của các hướng dẫn đơn giản hoặc thông báo công cộng
Hiểu được các hướng dẫn của thầy cô giáo trên lớp học và các dặn dò khi làm bài tập về nhà
Đặt các câu hỏi đơn giản và tham gia vào các cuộc hội thoại trong môi trường học tập và nghiên cứu
Viết được các bài văn mô tả các sự kiện (ví dụ chuyến đi tham quan, dã ngoại…)
Học sinh thi PET vào cuối năm lớp 9. Nếu đạt được từ 70% điểm trở lên (Pass hoặc Pass with Merit) thì sẽ tiếp tục lên học lớp 9 chương trình tiếng Anh tăng cường.
Lớp 10 & 11
Hiểu được các ý chính trong các bài viết khá phức tạp
Trao đổi, trình bày ý kiến và tranh luận ở nhiều chủ đề khác nhau
Diễn đạt các chính kiến bằng văn viết một cách rõ rang, chi tiết, giải thích được các điểm thuận lợi và bất lợi trong các quan điểm về các vấn đề khác nhau
Học sinh thi FCE vào cuối năm lớp 11. Nếu đạt được từ 60% điểm trở lên (Passing Grade A, B, C) thì sẽ tiếp tục lên học  lớp 12 chương trình tiếng Anh tăng cường


d) Định hướng quy mô phát triển các lớp chương trình tăng cường tiếng Anh của thành phố Hồ Chí Minh;


e) Tăng thêm lực lượng giáo viên: Quy tụ nhiều giáo viên từ các nguồn:


+ Giáo viên hiện có (luôn bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, phương pháp sư phạm, kiến thức tâm lý lứa tuổi).


+ Thông qua tuyển dụng.


+ Tăng thêm số lượng giáo viên bản ngữ, đồng thời phải có chế độ chính sách phù hợp đặc thù, đãi ngộ số giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Anh.


3. Chương trình tiếng Anh bổ trợ:


Tăng cường sử dụng các chương trình Tiếng Anh bổ trợ nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp thành phố dưới dạng xã hội hóa.


4. Chương trình tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp:


Xây dựng giáo trình dạy tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp đảm bảo sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp học sinh phải đạt cấp độ B1 trong đó có một bộ phận đạt cấp độ B2 với mục tiêu: làm sao học sinh có khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn của mình. Giai đoạn 2011-2015 ưu tiên dạy ngoại ngữ cho các ngành Công nghệ thông tin, Tài chính Ngân hàng, Du lịch và Quản trị kinh doanh; giai đoạn 2016-2020 cho tất cả các ngành khác.


5. Chương trình tiếng Anh trong các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Cơ sở ngoại ngữ:


Đối với học viên lứa tuổi phổ thông, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông phải đạt trình độ ngoại ngữ từ mức A2 đến B1.


Tổ chức rà soát và chấn chỉnh hoạt động của các Cơ sở ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập bổ sung kiến thức ngoại ngữ của người lớn hoặc bồi dưỡng bổ sung trình độ ngoại ngũ cho học sinh trong nhà trường.

 

Lam Điền