Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 06 xã xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010 - 2012

Ngày 06/12/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5604/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 06 xã xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010 - 2012, cụ thể như sau:


1. Quan điểm, mục tiêu:


a) Quan điểm:


- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2012 và phát triển, nhân rộng đến năm 2020.


- Thành phố tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.


- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, đào tạo theo hướng đề cao lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn và nhu cầu của bản thân người học.


b) Mục tiêu:


- Đảm bảo 19 tiêu chí của Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện lồng ghép đào tạo nghề lao động nông thôn cho 06 xã xây dựng nông thôn mới tại thành phố.


- Giai đoạn 2010 - 2012: hoàn thành tổ chức dạy nghề điểm tại 06 xã nông thôn mới. Từ 2013 đến 2020 sẽ nhân rộng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các xã còn lại trên địa bàn thành phố.


- Năm 2010: thí điểm dạy nghề cho khoảng 100 lao động nông thôn.


- Năm 2011: dạy nghề cho khoảng 1.790 lao động nông thôn.


- Năm 2012: dạy nghề cho khoảng 1.644 lao động nông thôn.


2. Phạm vi đào tạo:


a) Dạy nghề nông nghiệp:


- Lĩnh vực các nghề cho lao động trực tiếp sản xuất: Chăn nuôi; Sinh vật cảnh; Cá cảnh - Nuôi trồng thủy sản; Trồng hoa; Trồng rau.


- Lĩnh vực các nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp: Thú y; Bảo vệ thực vật; Giống và vật tư nông nghiệp; Khuyến nông, lâm, ngư; Chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản; Quản lý vận hành và khai thác công trình thủy lợi; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Quản lý sản xuất nông nghiệp; Tín dụng nông thôn.


b) Dạy nghề phi nông nghiệp:


- Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.


- Cơ điện nông thôn, kế toán, kinh tế kỹ thuật.


c) Trình độ dạy nghề: trung cấp, sơ cấp, tập huấn, bồi dưỡng.


d) Cơ sở đào tạo và phương thức dạy nghề.


- Trung tâm Khuyến nông; Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


- Trung tâm dạy nghề các huyện và các cơ sở dạy nghề có uy tín, chất lượng trên địa bàn thành phố.


- Đa dạng các hình thức dạy nghề, đào tạo nghề để phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực tế và tập quán của người lao động như: chính quy, vừa làm vừa học, 6 tháng, 3 tháng, 1 tháng, 2 tuần...


3. Đối tượng đào tạo:


- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi; người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người bị thu hồi đất canh tác.


- Công chức chuyên môn của 6 xã được chọn thí điểm và cán bộ nguồn chuẩn bị thay thế cán bộ xã đến tuổi nghỉ hưu hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và năm 2020.


4. Các hoạt động của đề án:


a) Tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn.


- Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến về Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và nội dung Đề án đào tạo nghề của thành phố đến cán bộ chủ chốt của 06 xã nông thôn mới.


- Các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí của thành phố có chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, vị trí, vai trò, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề; tuyên truyền phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả.


- Các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề.


b) Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.


- Chọn 02 mô hình dạy nghề nông nghiệp:


+ Chọn xã Xuân Thới Thượng - huyện Hóc Môn để tổ chức 01 lớp dạy nghề chăn nuôi (số lượng khoảng 30 người).


+ Chọn xã Tân Nhựt - huyện Bình Chánh để tổ chức 01 lớp dạy nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp (bảo vệ thực vật với số lượng khoảng 40 người).


- Chọn 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp:


+ Chọn xã Thái Mỹ - huyện Củ Chi để tổ chức 01 lớp dạy nghề cơ điện nông thôn (số lượng khoảng 30 người).


c) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình đối với các cơ sở dạy nghề công lập; phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.


- Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đối với Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp và các đơn vị được chọn dạy nghề theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.


- Tăng cường đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đáp ứng với nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên, người dạy nghề.


d) Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề trên cơ sở các đối tượng được quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.


đ) Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án:


Đề án dạy nghề lao động nông thôn tại 06 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2012 chịu sự giám sát của các Ban sau: Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng “nông thôn mới” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố; Tổ công tác thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế và nâng cao nhanh đời sống nhân dân ở 06 xã điểm mô hình nông thôn mới”; Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

 

Lam Điền