Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND về ủy quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 11 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 11 thủ tục bị bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa thực hiện 14 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong lĩnh vực công thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND về phê duyệt thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến do Sở Y tế quản lý năm 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 52/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc công bố 10 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực thanh tra thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ Cựu chiến binh nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 24/QĐ-UBND về việc công nhận công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2075 - 30/4/2025) đối với công trình “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng”. |

Đầu tư xây dựng cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông và cầu Hậu Giang

Ngày 28 tháng 5 năm 2013 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về duyệt dự án đầu tư xây dựng 04 cầu (cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm) thuộc Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam, cụ thể như sau:


1. Cầu Lê Văn Sỹ:


1.1. Phần cầu:


- Tổng chiều dài cầu là 59,20m; gồm 03 nhịp bố trí theo sơ đồ 17m + 20m + 17m có kết cấu dầm thép tiết diện II.


- Trắc dọc: cầu thiết kế nằm trên đường cong lồi bán kính R = 800m, bán kính đường cong lõm R = 1600m ÷ 2200m.


- Bề rộng cầu: 18,50m.


- Khổ thông thuyền: Không thông thuyền, cao độ đáy dầm cao hơn mực nước cao nhất 01m (Hệ cao độ quốc gia).


- Mặt cắt ngang cầu gồm 09 dầm thép dạng chữ II dài 20m và 17m.


- Mặt cắt ngang cầu:


+ Phần xe chạy : 15,00m


+ Lề bộ hành + lan can hai bên : 1,75m x 2 = 3,50m


Tổng cộng : 18,50m


- Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa, phía dưới có lớp dính bám 01kg/m2, lớp phòng nước dạng dung dịch.


- Khe co giãn dạng răng lược.


- Gối cầu bằng cao su cốt thép.


- Mố cầu: Bằng kết cấu bê tông cốt thép đúc tại chỗ. Móng mố sử dụng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép. Sau mố đặt bản quá độ bằng bê tông cốt thép.


- Trụ cầu: gồm 02 trụ cầu, xà mũ bằng bê tông cốt thép trực tiếp trên móng cọc khoan nhồi.

 

1.2. Phần đường đầu cầu: Thiết kế giao bằng nút giao đường đầu cầu với đường Hoàng Sa, Trường Sa trong giai đoạn này.


1.3. Kiến trúc cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật được bố trí trên cầu và hai đường dẫn vào cầu.


2. Cầu Kiệu:


- Tổng chiều dài cầu là 77,20m; gồm 03 nhịp bố trí theo sơ đồ 20m + 20m + 20m có kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực giản đơn kết hợp với kết cấu cống chui sau mố đảm bảo cho các phương tiện trên đường Trường Sa, Hoàng Sa lưu thông được thông suốt.


- Trắc dọc: cầu thiết kế nằm trên đường cong lồi bán kính R=800m, bán kính đường cong lõm R = 950m ÷ 1100m.


- Bề rộng cầu: 20m.


- Mặt cắt ngang cầu gồm 20 dầm bản rỗng dài 20m.


- Mặt cắt ngang cầu:


+ Phần xe chạy : 15,00m


+ Lề người đi+lan can hai bên : 1,75m x 2 = 3,50m


+ Phần đỡ ống nước : 0,75m x 2 = 1,50m


Tổng cộng : 20,00m


- Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa, phía dưới có lớp dính bám 01kg/m2, lớp phòng nước dạng dung dịch.


- Khe co giãn dạng ray.


- Gối cầu bằng cao su cốt bản thép.


- Mố cầu: Bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ kết hợp với kết cấu cống chui. Móng mố sử dụng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép. Sau cống chui đặt bản quá độ bằng bê tông cốt thép.


- Trụ cầu: gồm 02 trụ cầu, xà mũ bằng bê tông cốt thép trực tiếp trên móng cọc khoan nhồi.


- Giải pháp xử lý đường sau mố: Đoạn sát sau mố sử dụng tường chắn bằng bê tông cốt thép.


- Kiến trúc cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật được bố trí trên cầu và hai đường dẫn vào cầu.


3. Cầu Bông:


- Tổng chiều dài cầu là 84,20m (tính đến đuôi tường cánh mố); gồm 03 nhịp bố trí theo sơ đồ 22m + 33m + 22m có kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực giản đơn.


- Trắc dọc: Cầu thiết kế nằm trên đường cong lồi bán kính R = 1000m, bán kính đường cong lõm R = 700m ÷ 1500m.


- Bề rộng cầu: 21m.


- Mặt cắt ngang nhịp chính gồm 20 dầm T ngược dài 33m, nhịp dẫn gồm 20 dầm bản rỗng dài 22m.


- Mặt cắt ngang cầu:


+ Phần xe chạy : 16,00m


+ Lề người đi+lan can hai bên : 1,75m x 2 = 3,50m


+ Gối đỡ ống nước : 0,75m x 2 = 1,50m


Tổng cộng : 21,00m


- Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa, phía dưới có lớp dính bám 1kg/m2, lớp phòng nước dạng dung dịch.


- Khe co giãn dạng ray.


- Gối cầu bằng cao su cốt bản thép.


- Mố cầu: Bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ. Móng mố sử dụng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép. Sau mố đặt bản quá độ bằng bê tông cốt thép.


- Trụ cầu: gồm 02 trụ cầu, xà mũ bằng bê tông cốt thép trực tiếp trên móng cọc khoan nhồi.


- Giải pháp xử lý đường sau mố:


+ Đoạn sát sau mố sử dụng tường chắn bằng bê tông cốt thép.


+ Làm bản quá độ bê tông cốt thép sau mố.


- Kiến trúc cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật được bố trí trên cầu và hai đường dẫn vào cầu.


4. Cầu Hậu Giang:


4.1. Phần cầu:


- Tổng chiều dài cầu là 71,54m (tính đến đuôi tường cánh mố); gồm 03 nhịp bố trí theo sơ đồ 20m + 25m + 20m có kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực giản đơn.


- Trắc dọc: cầu thiết kế nằm trên đường cong lồi bán kính R=800m, bán kính đường cong lõm R = 800m ÷ 1200m.


- Bề rộng cầu: 26m.


- Mặt cắt ngang nhịp chính gồm 25 dầm T ngược dài 25m, nhịp dẫn gồm 25 dầm bản rỗng dài 20m.


- Mặt cắt ngang cầu:


+ Làn xe cơ giới :(3,5m x 2) x 2 = 14,00m


+ Làn xe thô sơ : 2,5m x 2 = 5,00m


+ Dải an toàn : 0,5m x 2 = 1,00m


+ Dải phân cách giữa : 1,00m


+ Lề bộ hành : 1,5m x 2 = 3,00m


+ Lan can, cây xanh : 1m x 2 = 2,00m


Tổng cộng : 26,00m


- Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa, phía dưới có lớp dính bám 1kg/m2, lớp phòng nước dạng dung dịch.


- Khe co giãn dạng ray.


- Gối cầu bằng cao su cốt bản thép.


- Mố cầu: bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ. Móng mố sử dụng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép. Sau mố đặt bản quá độ bằng bê tông cốt thép.


- Trụ cầu: gồm 02 trụ cầu, xà mũ bằng bê tông cốt thép trực tiếp trên móng cọc khoan nhồi.


4.2. Phần đường:


- Bình đồ tuyến:


+ Tim đường đầu cầu trên đường Hậu Giang bám theo tim đường hiện hữu.


+ Tổng chiều dài đường đầu cầu khoảng 195,46m.


- Trắc dọc: vuốt nối vào đường Hậu Giang hiện hữu.


- Mặt cắt ngang:


+ Làn xe cơ giới :(3,5m x 2) x 2 = 14,00m


+ Làn xe thô sơ : 2,5m x 2 = 5,00m


+ Dải an toàn : 0,5m x 2 = 1,00m


+ Dải phân cách giữa : 1,00m


+ Lề bộ hành : 1,5m x 2 = 3,00m


+ Lan can, cây xanh : 1m x 2 = 2,00m


+ Đường gom hai bên : 4m x 2 = 8,00m


+ Vỉa hè hai bên : 3m x 2 = 6,00m


Tổng cộng : 40,00m


- Giải pháp xử lý đường sau mố:


+ Đoạn sát sau mố sử dụng tường chắn bằng bê tông cốt thép.


+ Làm bản quá độ bê tông cốt thép sau mố.


4.3. Kiến trúc cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật được bố trí trên cầu, hai đường dẫn vào cầu và đường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm.

 

NCĐ