Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 254/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 250/QĐ-UBND về việc công bố 01 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 248/QĐ-UBND về phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm (2021-2025) của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 245/QĐ-UBND về công nhận Quận 1 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về công nhận Quận 6 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ Tài Năng Lương Văn Can. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 227/QĐ-UBND về việc công bố 06 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào đạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 225/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 220/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 213/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng. |

Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020

Ngày 14/12/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6358/QĐ-UBND về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”, cụ thể như sau:


* MỤC TIÊU TỔNG QUÁT


Xây dựng quy trình khép kín và đồng bộ cho ngành công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh với các khâu đào tạo, thiết kế, chế tạo chip, chế tạo và sản xuất ứng dụng, kinh doanh và quảng bá sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển của đất nước.


Thu hút nguồn nhân lực cao cấp đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, làm chủ những công nghệ mới và tiên tiến trong lĩnh vực vi mạch; thúc đẩy, tạo mối liên hệ giữa các cộng đồng phát triển vi mạch trên cả nước; qua đó làm cơ sở lan tỏa, đẩy mạnh phát triển kinh tế tại khu vực phía Nam và tiến tới cả nước.


* MỤC TIÊU CỤ THỂ


1. Nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử, viễn thông sản xuất tại Việt Nam.


- Sản phẩm điện tử, viễn thông có sử dụng vi mạch được thiết kế và chế tạo tại Việt Nam sẽ có giá trị gia tăng từ 15-30%.


- Đến năm 2020, doanh thu của riêng ngành vi mạch điện tử sẽ đạt tối thiểu 120 triệu USD/năm.


2. Công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh:


- Phát triển công nghiệp vi mạch điện tử thành phố Hồ Chí Minh trở thành một ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng cao (từ 20 - 30%/ năm), làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố, củng cố vị thế của thành phố là mũi nhọn phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước.


- Thu hút ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực vi mạch điện tử đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.


- Ươm tạo được khoảng 25 doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực vi mạch điện tử.


3. Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực:


- Xây dựng nhà máy chế tạo vi mạch đầu tiên tại Việt Nam.


- Xây dựng cơ sở hạ tầng về thiết kế vi mạch và các sản phẩm liên quan (Design House) cho thành phố Hồ Chí Minh. Chia sẻ thư viện thiết kế, lõi IP, các dịch vụ sử dụng phần mềm chung cho toàn thành phố, hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trung tâm này sẽ là đầu mối cung cấp phần mềm và dịch vụ thiết kế, chế tạo vi mạch cũng như các sản phẩm liên quan cho cả nước.


- Đào tạo được khoảng 2.000 kỹ sư, kỹ thuật viên... hoạt động trong lĩnh vực vi mạch điện tử.


* NHIỆM VỤ CHỦ YẾU


1. Phát triển công nghiệp vi mạch điện tử:


- Phấn đấu đến năm 2020, lĩnh vực vi mạch Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN.


- Phát triển công nghiệp vi mạch điện tử theo hướng thương mại. Nắm vững các công nghệ nền và nghiên cứu các công nghệ mới có khả năng ứng dụng phù hợp với hiện trạng và tiềm năng phát triển của đất nước.


- Đào tạo đội ngũ kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật chất lượng cao. Đẩy mạnh thiết kế, chế tạo vi mạch tích hợp và xây dựng các ứng dụng dựa trên thành quả từ các trường, viện, trung tâm nghiên cứu.


- Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp vi mạch nhằm theo kịp sự phát triển chung của thế giới.


2. Ứng dụng công nghiệp vi mạch điện tử vào những lĩnh vực khác:


Triển khai phối hợp với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân thuộc các lĩnh vực trọng điểm khác được Chính phủ ưu tiên phát triển như quốc phòng, giao thông, nông nghiệp, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục... nhằm tối ưu hóa quy trình quản lý, sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của những ngành này.


3. Tăng cường an ninh quốc phòng và an ninh đô thị:


- Nghiên cứu, cung cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, giảm dần sự phụ thuộc và tiến đến thay thế hoàn toàn các sản phẩm điện tử của nước ngoài.


- Phối hợp nghiên cứu, cung cấp trang thiết bị cho các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực an ninh đô thị nhằm nâng cao đời sống nhân dân.


4. Phát triển nguồn nhân lực cho nền công nghiệp vi mạch điện tử:


- Thu hút, tập hợp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp vi mạch thành phố cũng như quốc gia.


- Thu hút các chuyên gia Việt kiều trong lĩnh vực vi mạch điện tử tham gia các dự án trong nước.


5. Nâng cao vị trí quốc tế của Việt Nam:


- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực vi mạch điện tử đầu tư và hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, gây tiếng vang và khẳng định vị trí của nước ta trên thương trường thế giới.


- Xây dựng thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực vi mạch điện tử, hỗ trợ các ngành khác tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.


* CÁC DỰ ÁN, ĐỀ ÁN


1. Đề án đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch


2. Đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng


3. Đề án phát triển thị trường vi mạch điện tử


4. Chương trình nghiên cứu thiết kế và sản xuất thử nghiệm vi mạch


5. Đề án nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh


6. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch


7. Dự án xây dựng Nhà thiết kế (Design House)

 

Nguyên Ngân