Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng cấp Thành phố xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 và Tổ giúp việc cho Hội đồng | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5176/QĐ-UBND về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5174/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5173/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5170/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5168/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. |

Chương trình Năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015

Ngày 07/05/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2305/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, cụ thể như sau:


* Mục tiêu:


- Thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm ánh sáng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo).


- Khuyến khích sử dụng năng lượng mới thân thiện với môi trường.


- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh.


- Áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật và khoa học công nghệ nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị, phương tiện mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống đi đôi với việc nâng cao hiệu quả nghiên cứu, sử dụng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường.


* Đối với lĩnh vực tiết kiệm năng lượng


Chỉ tiêu tiết kiệm điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 2% so với sản lượng điện thương phẩm. Riêng trong năm 2012 sản lượng điện tiết kiệm phấn đấu đạt 400 triệu kWh


* Đối với lĩnh vực tiêu dùng dân cư: Phấn đấu tiết kiệm 195 triệu kWh.


Giải pháp:


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi…về hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa nhiệt độ, máy nước nóng, bàn là điện …) trong thời gian cao điểm của hệ thống điện.


- Tổ chức hiệu quả chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện”.


- Xây dựng lộ trình giảm tổn thất điện năng trên lưới điện của thành phố.


- Đẩy mạnh quảng bá sử dụng đèn compact, đèn LED, bình nước nóng năng lượng mặt trời...


- Vận động và có chính sách hỗ trợ lắp đặt bình nước nóng năng lượng mặt trời, sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường với chi phí thấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.


- Hướng dẫn kỹ năng sử dụng điện tiết kiệm cho các hộ gia đình.


* Đối với lĩnh vực cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước


1. Đối với trụ sở các Sở ngành và các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do các Sở ngành quản lý: Phấn đấu tiết kiệm 7 triệu kWh.


Giải pháp:


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương tiết kiệm điện đến từng cơ quan, đơn vị.


- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.


- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng..) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh.


2. Đối với trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý: Phấn đấu tiết kiệm 8 triệu kWh


Giải pháp:


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương tiết kiệm điện đến từng cơ quan, đơn vị.


- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của cơ quan, đơn vị theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.


- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng..) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh.


* Đối với hệ thống chiếu sáng công cộng: Phấn đấu tiết kiệm 10 triệu kWh.

 

Giải pháp:


- Rà soát, có kế hoạch cắt giảm từ 40% đến 50% công suất đèn chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng 1 cấp công suất chưa kết nối về trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng thành phố.


- Sử dụng đèn chiếu sáng 2 cấp công suất hoặc đèn LED đối với những tuyến đường đầu tư xây dựng mới, các khu đô thị, khu dân cư, lắp đặt thiết bị kết nối về trung tâm điều khiển chiếu sáng đối với hệ thống đèn chiếu sáng công cộng 1 cấp công suất.


- Thay thế dần các đèn chiếu sáng 1 cấp công suất thành 2 cấp công suất, đồng thời rà soát và có kế hoạch thay thế các đèn chiếu sáng công cộng có công suất phù hợp với các tuyến đường có mật độ xe lưu thông thấp.


- Có kế hoạch sử dụng thí điểm thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, năng lượng gió), đèn LED.


* Đối với lĩnh vực sản xuất

 

1. Đối với doanh nghiệp trong các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố: Phấn đấu tiết kiệm 45 triệu kWh.


Giải pháp:


- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp.


- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.


- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.


2. Đối với doanh nghiệp nằm ngoài khu chế xuất và công nghiệp: Phấn đấu tiết kiệm 25 triệu kWh.


Giải pháp:


- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp.


- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.


- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.


3. Đối với khối doanh nghiệp nhà nước: Phấn đấu tiết kiệm 20 triệu kWh.


Giải pháp:


- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp.


- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.


- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.


4. Đối với doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm: Phấn đấu tiết kiệm 30 triệu kWh.


Giải pháp:


- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Thực hiện kiểm toán bắt buộc 3 năm một lần đối với doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm.


- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp.


- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư cải tạo, thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.


* Đối với khối các toà nhà xây dựng: Phấn đấu tiết kiệm 5 triệu kWh.


Giải pháp:


- Khi tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các toà nhà có quy mô lớn cần tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: QCXDVN 09:2005: “ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả” được ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BXD ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ Xây dựng.


- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đới với các toà nhà có quy mô lớn.


* Đối với lĩnh vực chiếu sáng dân lập: Phấn đấu tiết kiệm 5 triệu kWh.

 

Giải pháp:


- Tiếp tục sử dụng bóng đèn compact khi lắp đặt mới và để thay thế các bóng đèn tiêu tốn nhiều điện năng.


- Thực hiện giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn theo quy định tại Chỉ thị số 06/2011/CT-UBND ngày 28/02/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố.


- Khi thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, thay thế hệ thống đèn chiếu sáng dân lập cần đảm bảo tuân thủ các quy định tại Quyết định số 11/2003/QĐ-UBND ngày 23/01/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định lắp đặt mới, cải tạo và quản lý hệ thống đen chiếu sáng dân lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


* Đối với khối y tế: Phấn đấu tiết kiệm 15 triệu kWh.


Giải pháp:


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương tiết kiệm điện đến từng bệnh viện, trung tâm y tế...


- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của các bệnh viện, trung tâm y tế theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.


- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng..) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh như đèn tiết kiệm điện T5, T8, bình nước nóng năng lượng mặt trời.


* Đối với khối giáo dục: phấn đấu tiết kiệm 13 triệu kWh.

 

Giải pháp:


- Tổ chức tập huấn, xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giải dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học chính thức hoặc các buổi họp ngoại khóa, phù hợp với từng cấp học từ tiểu học đến phổ thông trung học hoặc giáo dục thường xuyên. Tổ chức tập huấn đội ngũ giáo viên về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.


- Tổ chức tập huấn, xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các nhóm ngành nghề của các trường trung cấp chuyên nghiệp.


- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện năng sử dụng hàng năm của các trường theo Thông tư số 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên Bộ Tài chính - Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.


- Đầu tư thay mới các thiết bị sử dụng điện tiêu tốn nhiều điện năng (đèn chiếu sáng, máy lạnh, thiết bị văn phòng..) bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, các thiết bị sử dụng năng lượng xanh như đèn LED, đèn tiết kiệm điện T5, T8, bình nước nóng năng lượng mặt trời.


* Đối với lĩnh vực quảng cáo - trang trí: Phấn đấu tiết kiệm 2 triệu kWh.

Giải pháp:


- Tiếp tục vận động cắt giảm 50% lượng đèn chiếu sáng phục vụ quảng cáo.


- Kiểm tra, giám sát thời gian bật; tắt đèn từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.


- Xây dựng tiêu chuẩn về chiếu sáng trong quảng cáo, trang trí để làm quy định yêu cầu các đơn vị quảng cáo thực hiện.


* Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Phấn đấu tiết kiệm 20 triệu kWh.


Giải pháp:


- Tổ chức tuyên truyền, vận động chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hạn chế mở đèn chiếu sáng khi không cần thiết.


- Tổ chức hướng dẫn và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các đơn vị. Thực hiện kiểm toán bắt buộc 3 năm một lần đối với đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm.


- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm, sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn năng lượng, đèn LED, T8, T5…


* Đối với phát triển nguồn điện từ năng lượng mới, năng lượng tái tạo: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ công suất điện từ năng lượng mới, năng lượng tái tạo chiếm hơn 1% công suất tiêu thụ toàn thành phố, tương đương 48MW (Theo quy hoạch điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 công suất tiêu thụ toàn thành phố là 4.800MW). Trong đó:

1. Hệ thống điện mặt trời trang bị cho hộ gia đình: Đến 2015 có khoảng 7 hộ gia đình hoặc toà nhà, trụ sở cơ quan sử dụng hệ thống điện mặt trời với công suất khoảng 20kWp tiết kiệm 23.554 kWh/năm.


Giải pháp:


- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư mô hình này trong các hộ gia đình, toà nhà như: vay vốn đầu tư; chính sách giá mua và bán điện nếu điện mặt trời được sử dụng thừa trong hộ gia đình được bán lên lưới điện và ngược lại nếu không có điện mặt trời thì gia đình sử dụng điện lưới.


- Xây dựng thí điểm 1 - 2 trụ sở cơ quan, đơn vị nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác đầu tư mô hình này.


2. Hệ thống đèn đường chiếu sáng sử dụng năng lượng tái tạo: Đến năm 2015 có khoảng 100 bộ đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng xanh và đèn LED.


Giải pháp:


- Thí điểm đầu tư bằng ngân sách một số tuyến đường mới hay cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng hiện hữu sử dụng công nghệ đèn chiếu sáng năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, năng lượng gió), đèn LED.


- Rà soát các yêu cầu về kỹ thuật chiếu sáng tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chính sách và quy định sử dụng đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng xanh, đèn LED… trên các tuyến đường đầu tư xây dựng mới và khu đô thị, khu dân cư mới.


3. Sử dụng hệ thống bình nước nóng bằng hệ thống bình nước nóng năng lượng mặt trời: Số lượng sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng trong hộ gia đình, cơ quan; đơn vị thụ hưởng ngân sách, nhà hàng, khách sạn, tòa nhà… tăng 3%/năm.


Giải pháp:


- Nghiên cứu xây dựng quy định sử dụng thiết bị gia nhiệt bằng năng lượng mặt trời trong đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.


- Tuyên truyền những lợi ích kinh tế, môi trường và vận động người dân sử dụng bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời.


- Hỗ trợ kinh phí để khuyến khích sản xuất và sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời.


4. Về năng lượng gió: Đến năm 2015 phấn đấu đạt 3 MW từ nguồn năng lượng gió và triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng dự án nhà máy điện gió 200MW tại huyện Cần Giờ.


Giải pháp:


- Nghiên cứu đánh giá, khảo sát tiềm năng gió tại huyện Cần Giờ để là rõ hơn tiềm năng nguồn năng lượng gió nhằm kêu gọi đầu tư .


- Thí điểm đầu tư bằng nguồn ngân sách thành phố ít nhất 2 tua-bin gió có công suất khoảng 3 MW để kêu gọi, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác đầu tư mô hình này.


- Hỗ trợ các thủ tục đầu tư, giao đất, mua và bán điện … để khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.


5. Về sử dụng rác thải cho sản xuất điện: Đến năm 2015 phấn đấu công suất điện từ các nhà máy điện rác đạt 43 MW.


Giải pháp:


- Thúc đẩy tiến độ xây dựng các nhà máy điện rác Đông Thạnh, Hiệp Phước 1 tại huyện Củ Chi để đảm bảo đưa vào vận hành đúng tiến độ và công suất đã được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực thành phố.


- Nghiên cứu, phát triển các nhà máy điện từ việc xử lý rác tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố.


6. Về thay thế, sử dụng điện từ năng lượng khí sinh học: Đến năm 2015 phấn đấu xây dựng 95.800m3 hầm khí sinh học trong đó hộ gia đình 85.800 m3 và các trang trại, xí nghiệp chăn nuôi 10.000 m3.


Giải pháp: Hỗ trợ, khuyến khích các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi xây dựng các hầm khí sinh học để sử dụng năng lượng khí thay thế cho năng lượng điện trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt.


7. Về sử dụng nhiên liệu thay thế nhiêu liệu truyền thống trong hoạt động giao thông vận tải: phấn đấu đến năm 2015 có 10% – 15% đối với phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG và 2% - 5% phương tiện xe taxi sử dụng nhiên liệu LPG.


Giải pháp:


- Hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế mua sắm đầu tư phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu khí hoá lỏng, xăng sinh học thay thế cho nhiên liệu truyền thống.


- Đầu tư thí điểm bằng nguồn ngân sách thành phố phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu khí hoá lỏng, xăng sinh học thay thế cho nhiên liệu truyền thống.

 

NTL