Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6058/QĐ-UBND về công nhận sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của 29 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6046/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6048/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6043/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các tiêu chí | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6042/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6041/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6040/QĐ-UBND về việc phê duyệt 06 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực vực Y tế dự phòng, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dược phẩm, Tài chính y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6039/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6038/QĐ-UBND về việc phê duyệt 24 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính |

Chương trình Mục tiêu quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015

Ngày 04/7/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3622/QĐ-UBND ban hành Chương trình Mục tiêu quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, cụ thể như sau:


Dự án 1: Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động


Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động của thanh tra lao động; tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và thống kê báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm tổng hợp đánh giảm đúng thực trạng về tình hình tai nạn lao động trên địa bàn thành phố, đảm bảo giảm 5% tần suất tai nạn lao động hằng năm và 100% số vụ tại nạn lao động chết người phát hiện được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.


- Xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu, quản lý về an toàn - vệ sinh lao động của thành phố:


+ Tiến hành điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về tình hình tai nạn lao động, phấn đấu đến cuối năm 2015 có ít nhất 5% tổng số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố được khảo sát về tình hình tai nạn lao động;


+ Tiến hành điều tra thực trạng công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động của các doanh nghiệp và phối hợp trong việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động.


+ Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động và cập nhật, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.


- Triển khai các hệ thống, mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp sản xuất vừa, nhỏ và các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đến năm 2015 có 500 doanh nghiệp vừa, nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động; có trên 50 trang trại, làng nghề, hợp tác xã triển khai áp dụng hiệu quả mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.


- Tăng cường phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, công trường xây dựng có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.


- Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện lao động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác điều tra tai nạn lao động, giám sát môi trường lao động.


Dự án 2: Phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động


- Triển khai các mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục và truyền thông về cải thiện điều kiện và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho 2000 lượt doanh nghiệp; tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho 500 cán bộ thuộc các trung tâm, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Đến năm 2015 có 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động;


- Tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động; hỗ trợ về nghiệp vụ y tế lao động cho doanh nghiệp, cơ sở để tổ chức chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc. Đến năm 2015 có trên 1.000 doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, 5.000 người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và 1.000 doanh nghiệp được giám sát môi trường lao động.


Dự án 3: Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn - vê sinh lao động


Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thông qua các nội dung hoạt động:


- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền trong Tuần lễ quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ hàng năm, như biên soạn, in và phát hành ấn phẩm truyền thông tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động (tờ rơi, sổ tay, đĩa CD, tranh áp phích …) cho người lao động và người sử dụng lao động; tổ chức các hoạt động phong trào, hội thao, hội thi về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ và các nội dung hoạt động khác.


- Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động. Đến năm 2015 có trên 1.500 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; 500 người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 1.000 cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động


- Triển khai các hệ thống, mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp sản xuất vừa, nhỏ và các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đến năm 2015 có trên 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp được phổ biến thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động và có trên 50 hợp tác xã, 120 trang trại, làng nghề được phổ biến thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động và triển khai áp dụng hiệu quả mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.

 

Nguyên Ngân