Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2720/QĐ-UBND về điều chỉnh Phiếu đăng ký và Thang điểm bình chọn sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 20 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tân Bình |

Chỉ thị về kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND thành phố

Ngày 14/6/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 09/2013/CT-UBND về kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, cụ thể như sau:


1. Sở Tư pháp:


Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác pháp chế trên địa bàn thành phố, thực hiện các nhiệm vụ sau:


a) Tổ chức rà soát các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trước đây nhưng nay không còn phù hợp với Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ; kịp thời phát hiện và báo cáo đề xuất Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;


b) Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, vai trò của công tác pháp chế trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước nói riêng và quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung;


c) Hàng năm, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế cho cán bộ pháp chế của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố;


d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện kiểm tra về tổ chức, hoạt động của tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố;


đ) Hướng dẫn, tổng hợp và báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền.


2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:


a) Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành Chỉ thị này, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP chưa tổ chức thành lập Phòng Pháp chế cần xây dựng Đề án thành lập Phòng Pháp chế, bao gồm: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế;


b) Các cơ quan chuyên môn đã thành lập Phòng pháp chế tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế, đảm bảo về tiêu chuẩn chuyên môn. Các cơ quan chuyên môn không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP căn cứ yêu cầu công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị, chủ động phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế;


c) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, chuyên môn, điều chuyển, phân công hợp lý, xây dựng quy chế hoạt động của Phòng Pháp chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 và Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP;


d) Việc tuyển dụng, bố trí nhân sự làm công tác pháp chế phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP; phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo trình độ cử nhân luật. Đến tháng 8 năm 2016 (thời gian 05 năm sau khi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP có hiệu lực) có 100% cán bộ làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trình độ cử nhân luật;


đ) Nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên môn sâu của từng ngành, lĩnh vực; tạo điều kiện cử những người đang làm công tác pháp chế chưa có trình độ cử nhân luật tham gia chương trình đào tạo về pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Tư pháp tổ chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.


3. Thủ trưởng các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:


a) Thủ trưởng các doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế của doanh nghiệp để thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách;


b) Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế và bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước; có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP để chọn, bố trí đủ nhân viên pháp chế, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế;


c) Chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện báo cáo về công tác pháp chế ở doanh nghiệp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố đồng thời gửi Sở Tư pháp tổng hợp.


4. Sở Nội vụ:


a) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố Đề án thành lập Phòng Pháp chế để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP;


b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, củng cố tổ chức, bố trí biên chế cho các tổ chức pháp chế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.


5. Sở Tài chính:


a) Hướng dẫn các Sở - ban - ngành thành phố dự toán kinh phí hàng năm cho hoạt động pháp chế theo quy định;


b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tham mưu triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về phụ cấp ưu đãi theo nghề cho những người làm công tác pháp chế theo quy định.


6. Các Ban quản lý thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:


a) Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế tại đơn vị để quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc bổ sung, tăng cường thêm cán bộ làm công tác pháp chế;


b) Việc phân công, bố trí cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ của người làm công tác pháp chế theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

 

Lam Điền