Chỉ thị tiển khai thực hiện Nghị định số 71/2010/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở trên địa bàn thành phố
Ngày 15/12/2010, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 27/2010/CT-UBND về triển khai thực hiện Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
Sở Xây dựng:
- Phối hợp với các sở liên quan xây dựng Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố (bao gồm chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung và các chương trình mục tiêu của thành phố về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về nhà ở);
- Dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư; Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự, công sở, nhà thuộc sở hữu Nhà nước; giá cho thuê nhà ở xã hội xây dựng từ vốn ngân sách; quy trình thẩm định giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội xây dựng không phải từ vốn ngân sách nhà nước; giá cho thuê nhà ở công vụ; giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thành phố…
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Soạn thảo Quy định về cơ chế khuyến khích ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng phát triển nhà ở nói chung;
- Quy định về cơ chế vốn cho phát triển nhà ở công vụ, nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách thành phố; lập kế hoạch phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội để cho thuê, quỹ nhà ở công vụ hàng năm, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt...
Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
- Cấp giấy phép quy hoạch cho dự án phát triển nhà ở theo quy định;
- Đề xuất Quy chế quản lý kiến trúc và quy hoạch phục vụ cho việc xây dựng phát triển nhà ở nhằm cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn Nhà nước về quy hoạch, kiến trúc - xây dựng phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện thực tế trên từng địa bàn; xây dựng quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 hoặc thỏa thuận tổng mặt bằng để các quận, huyện dễ dàng triển khai áp dụng thống nhất trên địa bàn thành phố...
Sở Giao thông vận tải:
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện lập quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật có tính đến khả năng kết hợp giữa giao thông, cấp nước, thoát nước và các hệ thống kỹ thuật khác thuộc ngành giao thông vận tải;
- Quản lý chất lượng và quản lý việc đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Phổ biến, hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định; xây dựng quy trình bảo trì, khai thác hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của các khu nhà ở, khu đô thị mới đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định…
Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Cung cấp cho Sở Xây dựng danh mục, ranh giới các dự án nhà ở đã được chấp thuận địa điểm đầu tư, cho phép đầu tư;
- Dự thảo điều chỉnh Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy trình về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố…
Các Sở, ban, ngành thành phố:
Căn cứ quy định của Luật Nhà ở, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 có trách nhiệm nghiên cứu, dự thảo các quy định hướng dẫn chi tiết liên quan đến công tác ngành trong việc phát triển nhà ở trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định đã ban hành trước đây không còn phù hợp hoặc trái với quy định hiện hành.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn quản lý, bao gồm chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở nói chung trong đó xác lập danh mục dự án cụ thể theo từng giai đoạn và các chương trình mục tiêu của thành phố về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về nhà ở;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lập cơ sở dữ liệu để tổng hợp, thống kê số lượng dự án phát triển nhà ở, số lượng, loại nhà ở được xây dựng trong từng dự án; số lượng, loại và đối tượng được phân chia nhà ở theo quy định của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD trên địa bàn quản lý và định kỳ sáu tháng, hàng năm báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Xây dựng…
* Xử lý chuyển tiếp các dự án phát triển nhà ở:
Đối với trường hợp chủ đầu tư đã nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án phát triển nhà ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP trước ngày Nghị định số 71/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa được phê duyệt, thì xử lý như sau:
- Trường hợp dự án phát triển nhà ở có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
+ Đối với dự án nhóm A: Sở Xây dựng thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP;
+ Đối với dự án nhóm B: Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP;
+ Đối với dự án nhóm C: Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp tục thực hiện phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP;
- Trường hợp dự án phát triển nhà ở có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước, đã có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư hoặc cho phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đủ điều kiện để được phê duyệt dự án theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu đô thị mới, Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành văn bản chấp thuận đầu tư mà không yêu cầu chủ đầu tư phải lập Tờ trình chấp thuận đầu tư theo quy định của Thông tư số 16/2010/TT-BXD. Sau khi có văn bản chấp thuận đầu tư, chủ đầu tư thực hiện thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng và theo nội dung văn bản chấp thuận đầu tư; lập thủ tục giao, thuê đất (đối với trường hợp phải giao thuê đất); thực hiện nghĩa vụ tài chính và xin cấp phép xây dựng (đối với công trình phải xin phép xây dựng).
- Trường hợp dự án phát triển nhà ở có số lượng nhà ở từ 2.500 căn trở lên (không phân biệt quy mô sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư), thì xử lý theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 26 Thông tư số 16/2010/TT-BXD.
b) Đối với dự án phát triển nhà ở đã có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư hoặc cho phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng nhà đầu tư chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án phát triển nhà ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP, thì không thực hiện lại thủ tục chọn chủ đầu tư mà tiếp tục thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.
c) Đối với trường hợp chủ đầu tư đã nộp hồ sơ xin chấp thuận địa điểm đầu tư hoặc cho phép đầu tư dự án phát triển nhà ở tại Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường (Tổ công tác liên ngành) cho phép đầu tư hoặc chưa trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư thì Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển giao cho Sở Xây dựng để xử lý theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.
NTL.
- Nghị quyết về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh ...(16/12/2010)
- Nghị quyết về thu phí cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ ...(16/12/2010)
- Nghị quyết về đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách thành phố năm 2011(16/12/2010)
- Nghị quyết về điều chỉnh mức thu phí qua các bến phà Thủ Thiêm, Cát Lái và ...(16/12/2010)
- Nghị quyết về đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho ...(16/12/2010)
- Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố ...(16/12/2010)
- Nghị quyết phê chuẩn tổng biên chế sự nghiệp năm 2011 (16/12/2010)
- Nghị quyết về tổng quyết toán ngân sách thành phố năm 2009(16/12/2010)
- Nghị quyết về thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố (16/12/2010)
- Nghị quyết về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố năm 2011(16/12/2010)