Quỹ Xã hội Từ thiện Nhân văn
Ngày 29/7/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3687/QĐ-UBND về cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Xã hội Từ thiện Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
Quỹ Xã hội Từ thiện Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh được phép hoạt động sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động.
Quỹ Xã hội Từ thiện Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, phương tiện hoạt động.
Tên tiếng Việt: Quỹ Xã hội Từ Thiện Nhân Văn.
Tên viết tắt: Quỹ Nhân Văn.
Trụ sở của Quỹ đặt tại số 139/1A Đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Tôn chỉ, mục đích
1. Quỹ được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động xã hội từ thiện như tài trợ cho các dự án, chương trình dạy nghề, nuôi trẻ khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn, người nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tự tạo vốn trên cơ sở vận động quyên góp, vận động tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện như tài trợ cho các dự án, chương trình, dạy nghề, nuôi trẻ khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn, người nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
* Chức năng, nhiệm vụ
1. Sử dụng nguồn vốn của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ, viện trợ theo ủy quyền từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn của Quỹ.
* Quyền hạn và nghĩa vụ
1.Tổ chức, hoạt động theo điều lệ đã được công nhận và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quỹ hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Vận động quyên góp, tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định của pháp luật.
4. Thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền và tôn chỉ, mục đích của quỹ.
5. Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ.
6. Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến tặng hoặc theo hợp đồng ủy quyền, di chúc mà không tổ chức quyên góp và nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% (năm phần trăm) tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ.
7. Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
8. Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
9. Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Giải quyết, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
10. Hàng năm, quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ và thực hiện công khai các khoản đóng góp của quỹ trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
11. Quỹ được quan hệ với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc cho các đề án, dự án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật.
12. Quan hệ với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng các đề án tài trợ theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của quỹ.
13. Khi thay đổi trụ sở chính hoặc Giám đốc quỹ, quỹ phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền thành lập quỹ và cơ quan tài chính cùng cấp.
14. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang thông tin điện tử của tổ chức (nếu có) để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám sát.
3. Việc tổ chức vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định tổ chức vận động đóng góp và thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
4. Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp thực hiện chi đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền và tài sản. Đối với những khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ.
* Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.
Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ chức đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm: Mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
4. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
* Đối tượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ
Gồm các Dự án, Chương trình xã hội từ thiện, các Trường dạy nghề, trẻ khuyết tật, mồ côi, người nghèo vùng sâu vùng xa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên Ngân
- Điều chỉnh Quyết định về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao ...(31/07/2014)
- Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (31/07/2014)
- Giá lúa tính thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2014(31/07/2014)
- Kiện toàn nhân sự Hội đồng xếp hạng doanh nghiệp (31/07/2014)
- Nâng cao chất lượng, chính sách thu hút và bố trí công chức, viên chức làm ...(31/07/2014)
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập chi nhánh tại TP.HCM(31/07/2014)
- Thành lập Ban Chỉ đạo Thống kê người nghiện ma túy (31/07/2014)
- UBND quận 4 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật(31/07/2014)
- UBND huyện Hóc Môn công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (31/07/2014)
- UBND quận Bình Thạnh công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (31/07/2014)